Ngày bé, khi tung tăng chơi bời cùng chúng bạn, ad lúc đó mới ra đảo. Nghe mấy thằng bạn thời nít ranh hát nghêu ngao vài câu nhạc chế “… sáng sớm em bứt hoa hồng bán cho ba đờ ghe…”. Do còn nhỏ, ad cứ thắc mắc “ba đờ ghe” là gì mà thấy tụi nó hay nói. Chỉ biết là thời điểm cách đây tầm 20 năm, khi Cảng Bến Đầm chưa hoàn thành thì các tàu thuyền đánh cá của các ngư dân đều tập trung tại các cảng ở khu vực trung tâm. Vào những khoảng thời gian nhất định, để tránh bão, các ngư dân này tập trung rất đông tại thị trấn. Từ đó, ad lờ mờ biết được cụm từ này được mọi người gọi để chỉ về những người làm nghề đánh cá trên thuyền, hay một cách gọi dân dã khác của ngư dân.
1. "Ba đờ ghe" nghĩa là gì?
Nhiều người cho rằng đây là cách nói có ngụ ý không tốt nhằm ám chỉ một cách thiếu tôn trọng những người ngư dân. Bởi đặc thù nghề nghiệp phải lênh đênh trên biển, cùng với độ mặn mà của đại dương lẫn vào những giọt mồ hôi lao động ngày thường, khiến họ không có vẻ bề ngoài hào nhoáng và chỉ mang dáng vẻ chân chất điển hình của người dân lao động.

Nghĩa 1: Theo một số người tự hiểu rằng: “ba đờ ghe” là cách đọc vắn lại của từ “ba đời ghe”, ý chỉ những người làm nghề ngư truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều người dùng cụm từ này với hàm ý không tích cực vì họ cho rằng đây là nghề vất vả, khắc nghiệt và nguy hiểm, phải sống phó mặc cho thiên nhiên, biển cả. Của cải, vật chất kiếm được từ biển khơi cũng nhiều vô số, nhưng chỉ cần một trận bão tố, người ngư dân có khi phải bỏ cả mạng sống. Vài bạn trẻ mà ad biết cũng hay dùng cách gọi này dành cho bạn bè để trêu đùa nhau, ám chỉ người bạn đó ăn mặc xuề xòa, đầu bù tóc rối, cứ như vừa đi biển nhiều tháng liền mới vào bờ. Họ còn biến tấu cách gọi hài hước khác của "ba đờ ghe" là "Việt kiều biển"...

Nghĩa 2: Theo tài liệu mà ad tham khảo được, thực chất cụm từ “ba đờ ghe” đã được dân gian sử dụng theo một cách khác hoàn toàn với nghĩa gốc của nó. Chính xác gốc của từ này là “Padeghe” có nguồn gốc từ thời Pháp.
Tài liệu nói rằng: "Pa nghĩa là Papa tức là đấng sinh thành, phụ thân, là cha, bố.
De là viết tắt từ chữ “Deux” là 2, số đếm trong tiếng Pháp.
Ghe là tiếng Việt, tức là chiếc ghe, chiếc thuyền đánh cá".

Ý của cụm từ này dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp giàu có của mỗi một Làng Chài điển hình thời xưa, sở hữu được đến hai chiếc thuyền lớn đánh cá trở lên. Đây là công cụ hái ra tiền và tạo ra của cải, vật chất mà nhiều người nghèo thời xưa phải hằng mơ ước.
Thế nhưng do thời gian dần thay đổi, người giàu có điển hình được biết nhiều qua tầng lớp địa chủ, sở hữu nhiều ruộng lúa hoặc kinh doanh, buôn bán khác. Nhiều người không còn sử dụng từ Padeghe để chỉ những người giàu có làm ngư dân mà chỉ dùng để chỉ chung những người làm ngư dân như hiện nay.
Theo ad thì đây là nguồn gốc có căn cứ nhiều nhất.

2. Cụm từ này phổ biến ở đâu?
Theo ad tìm hiểu thì cụm từ “badoghe” phổ biến từ vùng biển duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Ninh Thuận – Bình Thuận đổ về phía trong Nam, nơi dọc vùng biển Đông, xuất hiện nhiều Làng Chài và chủ yếu làm nghề đánh cá. Tức là từ vùng Bắc Trung Bộ đổ ra Bắc không phổ biến cụm từ này.
3. Xóm ghe câu – Nơi khởi nguồn của nghề ngư ở Côn Đảo sau năm 1975
Trước 1975, nhóm dân cư đầu tiên sống tại Côn Đảo đã sinh hoạt dưới hình thức của một xóm chài, trong các tài liệu được người Pháp miêu tả về hình ảnh người An Nam "nghèo nàn và sống lay lắt với các dụng cụ thô sơ" ở thời điểm này. Năm 1891, khi trở thành thuộc địa của Pháp, Mỹ thì Sở Lưới vốn là nơi các Chúa Đảo bóc lột tù nhân bằng hình thức bắt họ đi "đánh cá, lặn lấy các sản vật dưới biển, khai thác tổ yến trên những vách đá cheo leo, hiểm trở". Đến năm 1994, kiến trúc Sở Lưới đã được dở bỏ hoàn toàn và xây dựng thành công viên Tôn Đức Thắng như ngày nay.

Tuy Côn Đảo là một huyện đảo, thế nhưng không giống một số huyện đảo khác, thành phần chính dân cư ở đây lại không phải làm ngư nghiệp (năm 2021 có khoảng 300 ngư dân). Ngày xưa Côn Đảo được chia ra từng khu được người dân gọi một cách dân dả là Xóm Ghe Câu, XómChùa Miên, Cư Xá Cũ, Khu đất đỏ… "Trước năm 1975, các xóm ở đảo (hay gọi là cư xá) đều là nơi ở của người làm cho chế độ cũ". Nói nào ngay, dãy nhà của ad cũng là dãy nhà cho sĩ quan Pháp ngày xưa ở nè!

Thế nhưng các cụm từ trên hiện tại lại không còn sử dụng nữa do các khu phố đã được quy hoạch lại và đã mất dấu tích của một xóm như xưa. Thỉnh thoảng những dân cư sống trên 20 năm hoặc dân gốc đảo mới dùng lại để ám chỉ địa điểm nào đó trên đảo. Ad đã tìm kiếm thử có tấm ảnh nào về Xóm Ghe Câu, tiếc rằng thời xưa không phổ biến máy ảnh nên hầu như chưa có.

Anh Võ Hoàng Thanh Tú - một người dân gốc đảo am hiểu cho biết: "Những người thuộc chế độ cũ còn lại ở đảo và một số người dân khu dân cư số 5 làm nghề biển (do vị trí xóm gần biển so với các xóm còn lại trên đảo) nên dân cư gọi là Xóm Ghe Câu. Tuy nhiên, thời gian sau đó, nhiều người trong xóm này có nuôi khá nhiều chó nên một số người trẻ quen lại là Xóm Chó."
Hiện tại, tàu ghe được tập trung tại khu vực Cảng Bến Đầm, nhờ sự phát triển của du lịch nên việc đánh bắt cá đã mở ra những cơ hội kinh tế đầy tiềm năng. Đây cũng được xem là một trong những ngành nghề tuy vất vả nhưng nếu chăm chỉ và gặp mưa thuận gió hòa thì không khó để có của ăn của để.

Để hoàn thành bài Blog này, ad phải tổng hợp thông tin từ rất nhiều nguồn vì khi search trên google hầu như không có chi tiết. Mong nhận được sự đóng góp thêm tư liệu nào mà các bạn thấy còn chưa chính xác nhé! Mình sẽ bổ sung và hoàn thiện bài blog hơn nữa nè!
01' quảng cáo sản phẩm Quà lưu niệm Gấu Pulo: (lấy cảm hứng từ bản đồ độc đáo hình con gấu của Côn Đảo và tên gốc từ ngày xưa - Poulo Condore)
- Store Hương Biển (0905.742.972), Quán Thảo Châu ngay góc chợ (0918.261.885), Quầy lưu niệm của Côn Đảo Resort (0937.037.778), Quà tặng Côn Đảo (0772.888.625), các quầy lưu niệm của Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo, Khách sạn Hồng Ngọc (0393.601.113).
- Lấy sĩ sản phẩm (từ 20c trở lên) liên hệ 0917.412.028 (gặp cô Hạnh) hoặc inbox website pulobear.vn và fanpage Pulo Bear - Gấu Pulo hoặc liên hệ Huyện đoàn Côn Đảo qua huyendoancd@gmail.com nhé!
Pulo Bear - Gấu Pulo
-
Pulo Bear – Team nhận tổ chức sự kiện Côn Đảo
Dịch vụ tổ chức sự kiện Côn Đảo Pulo Bear (gồm các dịch vụ teambuilding, MC, nhóm đàn - hát phục vụ sự kiện, chụp ảnh sự kiện - nghệ thuật Côn Đảo theo yêu cầu với tiêu chí phù hợp với quyền lợi của khách hàng (Liên hệ qua số điện thoại 09988.052.901, 0385.115.223,…
-
Những band nhạc nam đình đám cực chất hiện nay mà bạn nên biết
Các band nhạc chắc chắn không phải phong trào mới nổi ở Việt Nam, nhưng đến thời điểm hiện tại, band nhạc Việt đã thực sự vươn mình mạnh mẽ và có chỗ đứng nhất định trong làng giải trí của cộng đồng đam mê âm nhạc. Điều này phải nói đến tư duy âm…
-
Bí ẩn dấu tích căn Biệt thự cổ có vị trí đắt địa tại Côn Đảo, từng là “dinh thự” của một gia đình giám ngục Pháp, kết thúc sứ mạng sau một trận cháy lớn
Tại góc đường sát biển giao giữa Tôn Đức Thắng và Lê Đức Thọ - vốn có vị trí vô cùng đắt địa nhưng lại vô cùng bí ẩn. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã cảm thấy bị cuốn hút và tò mò về căn nhà đó. Đối diện ngay cổng vào của nó…
- Pulo Bear – Team nhận tổ chức sự kiện Côn Đảo
- Những band nhạc nam đình đám cực chất hiện nay mà bạn nên biết
- Bí ẩn dấu tích căn Biệt thự cổ có vị trí đắt địa tại Côn Đảo, từng là “dinh thự” của một gia đình giám ngục Pháp, kết thúc sứ mạng sau một trận cháy lớn
- Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo (phần 2)
- Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo ngày xưa (trước năm 1975) phần 1
#Black Jack #bài học #bí ẩn #cách để vượt qua stress #Côn Đảo #Côn Đảo #Phượt Côn Đảo #Côn Đảo thập niên 90 #Du lịch #Du lịch Côn Đảo #Giả tưởng #Hang Đức Mẹ Maria #Hòn Anh #Hòn Bà #Hòn Bảy Cạnh #Hòn Cau #Hòn Em #Hòn Trác #Hòn Tài #Hòn Vung #Ku Anh #Ku Em #Linh vật #lãng mạn #Mother Maria's Cave #Móc khóa Pulo Bear #Nét văn hóa của người Côn Đảo #Phượt Côn Đảo #pulobear #Pulobear - Gấu Pulo #Pulo Bear - Gấu Pulo #Quà lưu niệm Côn Đảo #Quà lưu niệm Pulo Bear #Quà tặng Côn Đảo #Quà tặng Gấu Pulo #Quà tặng lưu niệm #Quà tặng móc khóa Pulo Bear #Sáng tác #Thơ sáng tác #tips #Tiểu thuyết #Tiểu thuyết giả tưởng #Truyện ngắn #Tượng trưng #Văn hóa Côn Đảo #Ảnh xưa