(ღ˘⌣˘ღ) Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo (phần 3) (๑˃ᴗ˂)ﻭ
(>‿◠)✌ Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo (phần 3) (-'๏_๏'-)

Đây là bài Blog ad sưu tầm tất cả các ảnh trắng đen quý giá ghi lại về cuộc sống, con người, thiên nhiên và những hoạt động đã diễn ra thực sự tại Côn Đảo vào khoảng thập niên 70 - 90. Nguồn do ad tìm kiếm cũng như tổng hợp từ người dân gốc đảo và 01 số từ internet, chỉ thuyết minh thêm dựa trên những thông tin được nhân chứng ghi nhận lại hoặc từ báo chí. Nếu có chú thích nào theo bạn chưa chính xác, xin vui lòng đóng góp về cho page để được sửa lại kịp thời! NÓI LUÔN THÌ ĐÂY LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH KHÁCH QUAN, SƯU TẦM PHỤC VỤ BẠN ĐỌC, XIN KHÔNG XUYÊN TẠC Ý CỦA BÀI VIẾT!

Follow Fanpage Pulo Bear - Gấu Pulo Bear để theo dõi comics hài hước nhé! Link tại icon Facebook dưới đây(ノ◕ヮ◕)ノ*:・゚✧
Những phụ nữ bị kết án trong trại giam Côn Đảo (Côn Sơn), và các tù nhân đập vụn san hô để sản xuất vôi. Nguồn: Photo by Jean-Marc Bel (1855-1930)/FB Nguyễn Phú
Hàng hiếm đây!!!!!! Hồ Thủy Tạ hay Hồ Bạch Liên (do ad nghe người địa phương gọi cả 2 tên nên không biết chính xác tên nào), vốn ngày xưa được sĩ quan Mỹ dùng để đưa vợ con ra ngồi ngắm cảnh, câu cá và thưởng trà, kiến trúc xây theo phong cách người Việt, thời điểm ad ra thì chỗ này bị bỏ hoang rồi, chỉ còn chút tàn tích, nhưng ad rất ấn tượng với khúc này, chắc tại cái tên nó hay hay. Vị trí nằm ở góc hồ An Hải. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
"Một bức ảnh họa về hồ Thủy Tạ/hồ Bạch Liên mà tiếc là ad không biết tác giả là ai, nhưng quan sát bức họa, mọi người có thể nhận thấy cảnh trí trước đây thì không gian chỗ này khá là thoáng đảng và mát mẻ, có một đoạn cầu dài để đi bộ ra cái tháp nghỉ mát. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Thằn lằn bay và Sóc bay... những nhóm loài động vật tự nhiên ở Côn Đảo vào năm 1828. Nguồn: Titre: Lézard volant, écureuil volant/FB Nguyễn Phú

Có hai loài sinh vật của Côn Đảo được Renault - một tác giả địa lý người Pháp đã viết trong trong tập san Bulletin de la Société Académique Indochinoise (tạm dịch: Tập san Hội hàn lâm Đông Dương) cách đây 300 năm- ông đánh giá là độc đáo nhất: đó là thằn lằn bay và sóc bay, nối liền hai chi trước và hai chi sau của chúng là một lớp da dày và rộng, giúp chúng “bay” từ hai nơi cách nhau rất xa. (Tổng hợp nguồn từ: báo Thanh niên)

Nhà nghỉ mát của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bên Cỏ Ống, hiện tại đã mất dấu vết, mới đầu nhìn ad tưởng quán nhậu bên Bãi Đầm Trầu, hông cái này nói thiệt. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Sân bay Cỏ Ống hiện tại vào thời Mỹ - Ngụy được gọi là Phi trường Côn Sơn. Nguồn: FB Nguyễn Phú
Sở Lưới - công trình được xây dựng ngay vị trí công viên Tôn Đức Thắng, trước nhà Chúa đảo ngày nay, hạ giải vào năm 1995. Sau này xây lấn ra biển một chút nên chỉ còn dân sống 30 năm trở nên thì mới nhận ra vị trí. Phía sau công trình là cây bàng Bác Tôn. Nguồn: FB Nguyễn Thanh Vân
Ngô Đình Diệm và đoàn công tác của ông ta tại Côn Đảo. Nguồn: FB Nguyễn Phú

Giai đoạn chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu (năm 1955 - 1963) với sự tàn bạo khốc liệt của mình, nhà tù Côn Đảo hầu như chỉ dành cho những án tử hình, trừ những trường hợp răn đe. Thời này, do để tung hô Diệm - Nhu, quân lính thường bắt các tù nhân chính trị hô khẩu hiệu "Ủng hộ Ngô tổng thống", ai không hô hay đồng ý chào cờ ngụy sẽ bị các hình phạt nặng nhằm áp chế tù nhân. Tuy nhiên, thời điểm này các tù nhân chính trị có ý thức và tự xây dựng tổ chức rất chặt trong nhà tù, tiêu biểu là chi bộ Lê Hồng Phong tại Trại IV, hình thức biểu tình là tuyệt thực quyết không suy tôn kẻ thù.

Ghe thuyền đánh cá neo đậu trên biển Côn Đảo, mọi người quan sát sẽ thấy bờ biển lúc này chưa xây lấn ra nên hàng cây bàng mà chúng ta thấy nằm giữa con lươn hiện giờ thì trước kia nằm sát mặt biển. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Bãi Đầm Trầu năm 1967 (tới giờ nhìn vẫn y chang vậy luôn). Nguồn: FB Nguyễn Phú
Hình dáng của gấu Pulo được thể hiện trên bản đồ thời Mỹ gần như đầy đủ hơn nè. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Nhà thờ gần đồn Biên Phòng 540 cũ. Sau giải phóng có thời gian trưng dụng làm rạp chiếu phim, về sau là Tòa án cũ, sau nữa là quán cà phê. Nguồn: FB Nguyễn Phú
Sân bay Cỏ Ống những năm 90. Nguồn: FB Nguyễn Thanh Vân
Côn Đảo năm 90 mấy, khúc này giờ hơi bị sôi động, ad nói thiệt là lúc này ad chưa ra đảo, nhưng mà hè có ra chơi, ấn tượng là đảo cây trứng cá rất nhiều, hái ăn ngọt ngọt nhưng ghét cái mỗi lần đi dạp dính chèm nhẹp đầy cả dép. Nguồn: Chí Công
Đường ray để vận chuyển đá được khai thác tại các khu vực được Mỹ - Ngụy dùng để bóc lột, tra tấn tù nhân. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Mũi Chim Chim - cảnh trí thì đúng là không bị phá hủy thì mãi mãi không có gì thay đổi. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Rạp hát kiêm rạp chiếu phim ngày trước, nay là cái công viên gần sân vận động 30/4... tuổi thơ của những đứa trẻ dữ dội. Nguồn: Chí Công
Đỉnh Tình Yêu, ad đoán nhìn từ hướng của Đồn Biên Phòng Bến Đầm. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Chỗ này khúc vách tường là khu vật tư, ngôi nhà và khuôn viên sát bên là trường Võ Thị Sáu cũ, hiện khu này chính là khúc chợ bán đồ ăn sáng đối diện với khu ẩm thực ngay đèn xanh đèn đỏ. Nguồn: Chí Công
Hướng chạy về Bãi Nhát, mũi Cá Mập. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Một góc nhìn về Đỉnh Tình Yêu - lí do mình thích sưu tầm ảnh cũ có yếu tố con người nhiều hơn vì có tính lịch sử, văn hóa, xã hội, nhưng mình cũng mừng và tự hào vì thiên nhiên Côn Đảo vẫn còn nguyên vẹn, không bị tác động nhiều, được bảo tồn rất tốt. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Khu hải sản, sau này là Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo, đây là giai đoạn hệ thống đường xá cầu cống của Côn Đảo đang được thay da đổi thịt ở những ngày đầu đổi mới. Nguồn: Chí Công
Đường đi qua Bến Đầm thập niên 70 - 80, chưa làm đường, chưa có kè biển, chỉ có lối mòn đất và nhìn rất hoang sơ và con đường này do tù nhân làm. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Rạp hát/Rạp chiếu phim những năm trước giải phóng, trục đường Nguyễn Huệ, lối cắt ngang rẽ xuống hướng biển và gần sân vận động 30/4. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Hướng mặt trời mọc vẫn là từ hướng phía Đông - Mũi Lò Vôi Côn Đảo. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Kiến trúc Nhà Công Quán cũ được nhìn từ cầu tàu 914 vào. Mọi người có thể thấy phía sau các phòng khách sạn Sài Gòn Tour đã giữ nguyên và sửa chữa lại dựa trên kiến trúc cũ của dãy nhà khách của thời Pháp xưa. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Nhà tù ở Hòn Cau, nơi từng giam giữ Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1930. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú

"Trước đây, Hòn Cau Côn Đảo là một ngôi làng chài cổ dưới sự cai trị của Vua Gia Long, có tên là “Xóm Bà Thiết”. Sau đó, nó trở thành một địa ngục khác ngoài đảo chính Côn Sơn, nơi giam cầm các nhà hoạt động cách mạng, nổi tiếng nhất là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 1930 đến năm 1931." (Nguồn: phongnhaexplorer)

Nam thanh nữ tú những năm 80 đang ngồi trò chuyện hóng mát dưới tán cây bàng. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Góc này đứng từ đâu để chụp ad không rõ nữa nhưng cảnh trí trước mặt thì là Hòn Tài lớn, Hòn Tài nhỏ, Hòn Trác lớn, Hòn Trác nhỏ và bên phải là Mũi Cá Mập. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Một góc kiệt tác tại Vịnh Đầm Tre, ad chưa từng được khám phá lần nào luôn, nhìn ngầu dễ sợ. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Một góc khác ở Vịnh Đầm Tre. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Ngọn Hải đăng tại Hòn Bảy Cạnh, được xây từ thời Pháp và đưa vào hoạt động chính thứ năm 1885. Hiện tại du khách có thể đi bộ lên để tham quan địa điểm này. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú

"Hải đăng Bảy Cạnh còn có tên gọi khác là hải đăng Hòn Chớp, hay Đảo Đèn. Nằm ở vị trí cực kỳ quan trọng, sát ngay với luồng hàng hải quốc tế, ngoài việc thắp sáng, báo hiệu cho luồng tàu thuyền qua lại theo hướng Sài Gòn-Vũng Tàu-Kiên Giang, ngọn hải đăng này còn có nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế. Hải đăng Bảy Cạnh do Pháp xây dựng từ năm 1884, hoàn thành năm 1885 phục vụ nhu cầu vận tải bằng đường biển của quân đội Pháp, cũng như những tàu buôn của nước ngoài đến Việt Nam. Gần 140 năm hoạt động, hải đăng Bảy Cạnh trở thành một trong những ngọn hải đăng cổ và đẹp nhất Việt Nam." (Nguồn báo Bà Rịa - Vũng Tàu)

"Đoạn này nhớ ko nhầm là đoạn suối nước lợ chảy từ Hồ An Hải ra phía bãi biển Côn Đảo Resort bây giờ, giờ là con đường mòn rồi. Nếu ra hướng bãi biển đoạn đó (chỗ phá đá cũ) nhìn ngược lại chùa Bà Phi Yến, sẽ thấy đỉnh ngọn núi phía sau. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Đoạn này nếu không nhầm là ngay họng Đầm - Bến Đầm Côn Đảo. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Một góc khác tại Vịnh Đầm Tre. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Nhìn cái dáng cây phượng và cảnh hòn Bảy Cạnh trước mặt và mũi Lò Vôi thì chắc chắn đây là góc bãi biển đối diện Chuồng cọp Pháp, xưa hay gọi là góc con Dugong tại có cái tượng con Dugong ngay chỗ này. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Nghĩa trang Hàng Dương thời mới giải phóng, lúc này mộ chưa quy tập về đầy đủ và chưa được khang trang như hiện nay. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Khu rừng ngập mặn này khả năng cao là ở Hòn Bảy Cạnh. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Góc nhìn này từ công trình đang xây dựng sát bên khách sạn Công đoàn này. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Hai cột đá này nhìn chưa rõ, nên ad không biết nó là thiên nhiên hay nhân tạo và nằm ở vị trí nào. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi thiên nhiên trên các hòn đảo. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Ty ngân khố hiện nay được trưng dụng là Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, có cùng chức năng. Nhìn kiến trúc ngày xưa hay hay nhỉ, tính ra mấy cây phượng với cây dừa trong khuôn viên tới giờ còn luôn thì phải. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Khu nhà khách này hiện tại thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị Sài Gòn Tour, rất mừng là họ vẫn giữ nguyên kiểu kiến trúc này. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Ty Công chánh và cũng là Sở Bản chế (xưởng tiểu thủ công nghiệp, nơi khai thác tay nghề của tù nhân để làm các nghề mây, cẩn ốc, đồi mồi, mộc, cơ khí), đây chính là khu đất Ủy ban nhân dân huyện hiện tại. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Khúc này hiện tại là Ban chỉ huy Quân sự huyện, vị trí nằm kế bên di tích Trại Phú Hải. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Nhà máy điện hay Điện lực cũ, nay là đường Trần Phú, nó nằm kế bên Chợ Côn Đảo ngay góc ngã tư, hồi xưa thời Côn Đảo còn kéo còi báo hiệu các thời gian cố định trong ngày như 11h hay 5h chiều thì cái còi nó nằm ngay vị trí này. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Đón tàu ra ở Cầu Tàu 914. Sự kiện này diễn ra vào trước năm 1990, do tàu lớn ko cặp bến được đậu ở ngoài nên ghe câu trung chuyển vào Cầu Tàu. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú
Trại 5 do Mỹ - Ngụy xây dựng vào năm 1962, sau đổi tên là trại Phú Phong. Nguồn: internet

"Trại 5 do Mỹ - Ngụy xây dựng vào năm 1962 để mở rộng hệ thống nhà tù Côn Đảo và giam giữ tù câu lưu dân sự, quân sự và nữ tù chính trị, sau đổi tên thành trại Phú Phong.
Tổng diện tích: 3.594 m2. Trong đó, khu vực phòng giam chiếm 1.400 m2 với 12 phòng giam tập thể chia làm ba dãy, mỗi dãy bốn phòng. Ngoài ra, còn có một khu nhà bếp. Trại Phú Phong che chắn phía trước khu Chuồng Cọp Pháp. Năm 1965, một bộ phận tù binh và tù câu lưu dân sự mới bị đày ra Côn Đảo. Năm 1966, Ngụy quyền Sài Gòn đày 36 phụ nữ chống đối từ các nhà lao đất liền ra Côn Đảo giam ở trại Phú Phong. Toàn bộ nữ tù tuyên bố chống chào cờ, chống nội quy, bị chịu chế độ nhà tù khắc nghiệt. Tập thể nữ tù Côn Đảo đã trở thành lực lượng trung kiên, luôn sát cánh với tập thể các tù nhân Côn Đảo ở các trại khác. Cuối năm 1966, nữ tù đấu tranh tuyệt thực, đòi nhân quyền, đòi cải thiện đời sống, đòi đưa về đất liền. Hình thức đấu tranh cao nhất của nữ tù Côn Đảo là mổ bụng. Tháng 3/1968, Mỹ - Ngụy buộc phải đưa số nữ tù về nhà lao Chí Hòa. Đến 9/1968 chuyển về nhà lao Thủ Đức." (Nguồn: triphunter)

Biệt thự giám thị Pháp, nay là khách sạn Sài Gòn Côn Đảo. Khu này có 36 phòng ngủ, được cải tạo từ các villa do người Pháp xây dựng vào những năm 1920. Trong ảnh là cây vú sữa trước khu villa 2. Nguồn: Võ Hoàng Thanh Tú

Do sở thích xem ảnh cũ nên ad đã sưu tầm lại từ nguồn internet về Côn Đảo. Giá trị của các bức ảnh ở thời điểm hiện tại sẽ tăng dần theo thời gian. Trong những thước ảnh cũ, ad có thể tưởng tượng ra được một phần nào đó về những thứ đã diễn ra tại hòn đảo này vào cách đây hơn cả chục năm trước.ヾ(⌐■_■)ノ♪


🍁🍁 01' quảng cáo sản phẩm Quà lưu niệm Gấu Pulo (lấy cảm hứng từ bản đồ độc đáo hình con gấu của Côn Đảo và tên gốc từ ngày xưa - Poulo Condore):

- Store Hương Biển (0905.742.972), Quầy lưu niệm của Côn Đảo Resort (0937.037.778), Quà tặng Côn Đảo (0772.888.625), các quầy lưu niệm của Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo.

- Lấy sĩ sản phẩm (từ 20c trở lên) liên hệ 0917.412.028 (gặp cô Hạnh) hoặc inbox website pulobear.vn và fanpage Pulo Bear - Gấu Pulo hoặc liên hệ Huyện đoàn Côn Đảo qua huyendoancd@gmail.com nhé!

Pulo Bear - Gấu Pulo


  • Top 05 các cửa hàng Quà lưu niệm tốt nhất Côn Đảo có bán sản phẩm của thương hiệu Pulo Bear

    Top 05 các cửa hàng Quà lưu niệm tốt nhất Côn Đảo có bán sản phẩm của thương hiệu Pulo Bear

    Côn Đảo có 05 cửa hàng quà lưu niệm uy tín mà bạn một lần nên ghé qua thử nhé. Ngoài các sản phẩm đặc sản mang tính độc quyền hoặc đặc trưng của huyện đảo thì các cửa hàng này cũng có bán sản phẩm quà lưu niệm của thương hiệu Pulo Bear luôn…


  • Top quà lưu niệm khi du lịch đến Côn Đảo

    Top quà lưu niệm khi du lịch đến Côn Đảo

    Hẳn nhiều khách du lịch đều thắc mắc ngoài Côn Đảo sẽ có những món quà lưu niệm nào có thể dùng làm quà cho người thân, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp hoặc chỉ đơn giản là dành tặng bản thân như một cách lưu dấu một nơi mà mình đã từng đặt…


  • Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo (phần 3)

    Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo (phần 3)

    Đây là bài Blog ad sưu tầm tất cả các ảnh trắng đen quý giá ghi lại về cuộc sống, con người, thiên nhiên và những hoạt động đã diễn ra thực sự tại Côn Đảo vào khoảng thập niên 70 - 90. Nguồn do ad tìm kiếm cũng như tổng hợp từ người dân…


#Acoustic Côn Đảo #bài học #Bà Phi Yến #bí ẩn #Chụp ảnh nghệ thuật Côn Đảo #Côn Đảo #Côn Đảo #Phượt Côn Đảo #Du lịch #Du lịch Côn Đảo #dịch vụ tổ chức sự kiện Côn Đảo #Giả tưởng #Hang Đức Mẹ Maria #Hòn Bà #Hòn Bảy Cạnh #Hòn Cau #Hòn Trác #Hòn Tài #Hòn Vung #Ku Anh #Linh vật #lãng mạn #Miếu Bà Phi Yến #Mother Maria's Cave #Móc khóa Pulo Bear #Phượt Côn Đảo #pulobear #Pulo Bear - Gấu Pulo #Pulobear - Gấu Pulo #quà lưu niệm #Quà lưu niệm Côn Đảo #Quà lưu niệm Pulo Bear #quà tặng #Quà tặng Côn Đảo #Quà tặng Gấu Pulo #Quà tặng lưu niệm #Quà tặng móc khóa Pulo Bear #Sáng tác #sưu tầm #Sưu tầm ảnh quý hiếm về Côn Đảo #Thơ sáng tác #tips #Tiểu thuyết #Tiểu thuyết giả tưởng #Truyện ngắn #Tượng trưng

Recent Posts
Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0868 110 689